Mỹ muốn hợp tác về con nuôi với Việt Nam
Trao đổi với VietNamNet ngày 12/2 tại Hà Nội, tân trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Janice L.Jacobs cho hay Mỹ trông đợi việc Việt Nam sớm tham gia Công ước La Haye, làm nền tảng nối lại hoạt động hợp tác cho và nhận con nuôi giữa hai nước, vốn bị dừng lại từ tháng 9/2008.
Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã dừng lại theo nguyện vọng của hai bên sau khi hết hạn 3 năm theo giao kết.
Trong 3 năm đó, trong số 69 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có 42 tổ chức thuộc Mỹ. 1.700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Mỹ đã trở thành nước nhận nhiều con nuôi nhất từ Việt Nam.
Việt Nam đang tiến hành điều chỉnh cơ chế quản lý việc cho và nhận con nuôi quốc tế, trong đó có việc chuẩn bị tham gia Công ước La Haye, nhằm đảm bảo các chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam với quốc tế chất lượng hơn.
Bà Janice L.Jacobs khẳng định Mỹ trông đợi những bước hợp tác tích cực giữa hai nước trong vấn đề cho và nhận con nuôi khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước La Haye, thậm chí để ngỏ khả năng ký kết một thỏa thuận hợp tác bước đệm.
Cơ chế minh bạch
Khi Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa hai nước hết hiệu lực, các văn phòng của các tổ chức con nuôi Mỹ tại Việt Nam cũng đã dừng hoạt động. Nhu cầu thực tế nhận con nuôi từ Việt Nam của các gia đình Mỹ hiện như thế nào, thưa bà?
Việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia với nhau là vấn đề được quan tâm ở Mỹ. Có nhiều tổ chức, nhóm ở Mỹ quan tâm lĩnh vực nhận con nuôi giữa các quốc gia vì đây là công việc đem lại cơ hội để trẻ em thiệt thòi được chăm sóc, yêu thương.
Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ sớm tham gia Công ước La Haye về cho và nhận con nuôi quốc tế, nhằm hướng tới sự minh bạch, thúc đẩy quyền lợi của trẻ em được cho và nhận làm con nuôi, cũng như của bố mẹ nuôi và bố mẹ đẻ.
Mỹ quan tâm đến yếu tố minh bạch. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng tôi luôn thúc giục các nước đối tác công bố bảng phí liên quan đến vấn đề con nuôi. Chúng tôi cũng muốn được biết trẻ được cho làm con nuôi có đủ điều kiện của diện cho làm con nuôi và trẻ xuất thân từ đâu.
Sau khi hai nước ký Hiệp định hợp tác, đã có mối quan tâm lớn đối với việc nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi trong các gia đình Mỹ. Nhiều tổ chức về con nuôi của Mỹ đã mở văn phòng hoạt động ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi Hiệp định hết hiệu lực, chúng tôi đã quyết định dừng không gia hạn do những sai phạm phát hiện được trong viêc cho và nhận con nuôi. Việt Nam sau đó đã giải quyết vấn đề. Đó là điều đáng khích lệ. Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái cho biết Việt Nam quan tâm đến việc tham gia Công ước La Haye.
Chúng tôi muốn hợp tác với Việt Nam khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước này. Tôi rất vui khi được nói rằng, không chỉ là nỗ lực riêng của Mỹ mà nhiều sứ quán khác ở Việt Nam sẵn sàng tham gia trợ giúp kỹ thuật giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia Công ước.
Giữa Mỹ và Việt Nam đã có sự hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực. Tôi hy vọng giữa hai nước sẽ có nhiều bước đi tích cực trong lĩnh vực hợp tác con nuôi.
Hạn chế số lượng tổ chức con nuôi
Bà đã đề cập cụ thể vấn đề này trong chương trình làm việc với các quan chức tại ViệtNam?
Tôi sẽ có các cuộc làm việc các quan chức Bộ Tư Pháp và các bộ, ngành khác. Tôi hy vọng chúng tôi có thể làm việc với nhau để tiến tới một thoả thuận hợp tác về việc giúp Việt Nam chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn của Công ước La Haye.
Việt Nam đang soạn thảo Luật nuôi con nuôi và dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5/2010. Mỹ có gợi ý hoặc tham gia trợ giúp kỹ thuật giúp ViệtNam xây dựng dự luật này?
Chúng tôi mong nhìn thấy dự luật đó. Không chỉ Mỹ mà các tổ chức khác như UNICEF và một số nước rất khác quan tâm. Mỹ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam như đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xây dựng luật hoặc trao đổi đoàn cán bộ học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, có thể cộng tác với UNICEF hoặc văn phòng của La Haye để thiết kế các chương trình hợp tác, hỗ trợ hiệu quả.
Nếu chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ được nối lại, thực hiện theo các chuẩn mực của Công ước La Haye, phía Việt Nam ước tính sẽ chỉ cấp phép hoạt động cho khoảng 20 tổ chức nuôi con nuôi của Mỹ hoạt động. Mỹ có tham gia lựa chọn để đảm bảo các tổ chức hoạt động chất lượng? Bà hy vọng khi nào hai bên sẽ nối lại hợp tác về vấn đề này?
Chúng tôi cần cùng nhau trao đổi về những vấn đề liên quan. Nếu như hai bên ký một thỏa thuận hay hiệp định hợp tác mới thì đó là thỏa thuận bước đệm để tiến tới việc ViệtNam ký kết tham gia Công ước La Haye. Dù mất bao nhiêu thời gian thì chúng tôi cũng sẵn sàng.
Sẽ là khôn ngoan khi hạn chế số lượng các tổ chức con nuôi hoạt động. Trong quá khứ, khi làm việc với các đối tác không tham gia Công ước La Haye, chúng tôi cũng đề nghị chỉ sử dụng những tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến vấn đề con nuôi đã được xác nhận đáp ứng những tiêu chuẩn như khuôn khổ của Công ước La Haye.
SOURCE: VIETNAMNET - XUÂN LINH
Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã dừng lại theo nguyện vọng của hai bên sau khi hết hạn 3 năm theo giao kết.
Trong 3 năm đó, trong số 69 tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có 42 tổ chức thuộc Mỹ. 1.700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Mỹ đã trở thành nước nhận nhiều con nuôi nhất từ Việt Nam.
Việt Nam đang tiến hành điều chỉnh cơ chế quản lý việc cho và nhận con nuôi quốc tế, trong đó có việc chuẩn bị tham gia Công ước La Haye, nhằm đảm bảo các chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam với quốc tế chất lượng hơn.
Bà Janice L.Jacobs khẳng định Mỹ trông đợi những bước hợp tác tích cực giữa hai nước trong vấn đề cho và nhận con nuôi khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước La Haye, thậm chí để ngỏ khả năng ký kết một thỏa thuận hợp tác bước đệm.
Cơ chế minh bạch
Khi Hiệp định hợp tác về con nuôi giữa hai nước hết hiệu lực, các văn phòng của các tổ chức con nuôi Mỹ tại Việt Nam cũng đã dừng hoạt động. Nhu cầu thực tế nhận con nuôi từ Việt Nam của các gia đình Mỹ hiện như thế nào, thưa bà?
Việc cho và nhận con nuôi giữa các quốc gia với nhau là vấn đề được quan tâm ở Mỹ. Có nhiều tổ chức, nhóm ở Mỹ quan tâm lĩnh vực nhận con nuôi giữa các quốc gia vì đây là công việc đem lại cơ hội để trẻ em thiệt thòi được chăm sóc, yêu thương.
Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ sớm tham gia Công ước La Haye về cho và nhận con nuôi quốc tế, nhằm hướng tới sự minh bạch, thúc đẩy quyền lợi của trẻ em được cho và nhận làm con nuôi, cũng như của bố mẹ nuôi và bố mẹ đẻ.
Mỹ quan tâm đến yếu tố minh bạch. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng tôi luôn thúc giục các nước đối tác công bố bảng phí liên quan đến vấn đề con nuôi. Chúng tôi cũng muốn được biết trẻ được cho làm con nuôi có đủ điều kiện của diện cho làm con nuôi và trẻ xuất thân từ đâu.
Sau khi hai nước ký Hiệp định hợp tác, đã có mối quan tâm lớn đối với việc nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi trong các gia đình Mỹ. Nhiều tổ chức về con nuôi của Mỹ đã mở văn phòng hoạt động ở Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khi Hiệp định hết hiệu lực, chúng tôi đã quyết định dừng không gia hạn do những sai phạm phát hiện được trong viêc cho và nhận con nuôi. Việt Nam sau đó đã giải quyết vấn đề. Đó là điều đáng khích lệ. Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái cho biết Việt Nam quan tâm đến việc tham gia Công ước La Haye.
Chúng tôi muốn hợp tác với Việt Nam khi Việt Nam chính thức tham gia Công ước này. Tôi rất vui khi được nói rằng, không chỉ là nỗ lực riêng của Mỹ mà nhiều sứ quán khác ở Việt Nam sẵn sàng tham gia trợ giúp kỹ thuật giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia Công ước.
Giữa Mỹ và Việt Nam đã có sự hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực. Tôi hy vọng giữa hai nước sẽ có nhiều bước đi tích cực trong lĩnh vực hợp tác con nuôi.
Hạn chế số lượng tổ chức con nuôi
Bà đã đề cập cụ thể vấn đề này trong chương trình làm việc với các quan chức tại ViệtNam?
Tôi sẽ có các cuộc làm việc các quan chức Bộ Tư Pháp và các bộ, ngành khác. Tôi hy vọng chúng tôi có thể làm việc với nhau để tiến tới một thoả thuận hợp tác về việc giúp Việt Nam chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn của Công ước La Haye.
Việt Nam đang soạn thảo Luật nuôi con nuôi và dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 5/2010. Mỹ có gợi ý hoặc tham gia trợ giúp kỹ thuật giúp ViệtNam xây dựng dự luật này?
Chúng tôi mong nhìn thấy dự luật đó. Không chỉ Mỹ mà các tổ chức khác như UNICEF và một số nước rất khác quan tâm. Mỹ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam như đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xây dựng luật hoặc trao đổi đoàn cán bộ học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, có thể cộng tác với UNICEF hoặc văn phòng của La Haye để thiết kế các chương trình hợp tác, hỗ trợ hiệu quả.
Nếu chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ được nối lại, thực hiện theo các chuẩn mực của Công ước La Haye, phía Việt Nam ước tính sẽ chỉ cấp phép hoạt động cho khoảng 20 tổ chức nuôi con nuôi của Mỹ hoạt động. Mỹ có tham gia lựa chọn để đảm bảo các tổ chức hoạt động chất lượng? Bà hy vọng khi nào hai bên sẽ nối lại hợp tác về vấn đề này?
Chúng tôi cần cùng nhau trao đổi về những vấn đề liên quan. Nếu như hai bên ký một thỏa thuận hay hiệp định hợp tác mới thì đó là thỏa thuận bước đệm để tiến tới việc ViệtNam ký kết tham gia Công ước La Haye. Dù mất bao nhiêu thời gian thì chúng tôi cũng sẵn sàng.
Sẽ là khôn ngoan khi hạn chế số lượng các tổ chức con nuôi hoạt động. Trong quá khứ, khi làm việc với các đối tác không tham gia Công ước La Haye, chúng tôi cũng đề nghị chỉ sử dụng những tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến vấn đề con nuôi đã được xác nhận đáp ứng những tiêu chuẩn như khuôn khổ của Công ước La Haye.
SOURCE: VIETNAMNET - XUÂN LINH
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook