Căn cứ tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc ?
Theo quy định của pháp luật lao động về tiền lương, thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Tiền lương cấp bậc theo HĐLĐ là lương gộp, bao gồm tiền lương thực lĩnh và các khoản người lao động phải chi từ tiền lương của mình để trích nộp về bảo hiểm xã hội (BHXH) (theo quy định hiện hành là 5% tiền lương), bảo hiểm y tế (theo quy định hiện hành là 1%) và thuế thu nhập cá nhân.
Về trợ cấp mất việc làm, Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22-11-2004 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau: Trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm (12 tháng) được trợ cấp 1 tháng lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước (được cộng dồn) được tính từ thời điểm bắt đầu làm việc lần đầu tiên đến thời điểm có quyết định nghỉ việc, bao gồm:
- Thời gian người lao động thực tế làm việc tại doanh nghiệp nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Mọi thời gian có hưởng lương từ nguồn doanh nghiệp nhà nước, ngân sách Nhà nước, hưởng chế độ BHXH (thời gian đào tạo, công tác, nghỉ ốm đau, thai sản...).
- Thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, khối lượng công việc mà trong thời gian này doanh nghiệp có trả lương và có đóng BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi tính tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước phải trừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, chế độ xuất ngũ hoặc phục viên (nếu có).
Tiền lương cấp bậc theo HĐLĐ là lương gộp, bao gồm tiền lương thực lĩnh và các khoản người lao động phải chi từ tiền lương của mình để trích nộp về bảo hiểm xã hội (BHXH) (theo quy định hiện hành là 5% tiền lương), bảo hiểm y tế (theo quy định hiện hành là 1%) và thuế thu nhập cá nhân.
Về trợ cấp mất việc làm, Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22-11-2004 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau: Trợ cấp mất việc làm được tính theo thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước, cứ mỗi năm (12 tháng) được trợ cấp 1 tháng lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương (nếu có) đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng.
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước (được cộng dồn) được tính từ thời điểm bắt đầu làm việc lần đầu tiên đến thời điểm có quyết định nghỉ việc, bao gồm:
- Thời gian người lao động thực tế làm việc tại doanh nghiệp nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Mọi thời gian có hưởng lương từ nguồn doanh nghiệp nhà nước, ngân sách Nhà nước, hưởng chế độ BHXH (thời gian đào tạo, công tác, nghỉ ốm đau, thai sản...).
- Thời gian làm việc theo hình thức nhận khoán sản phẩm, khối lượng công việc mà trong thời gian này doanh nghiệp có trả lương và có đóng BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi tính tổng thời gian thực tế làm việc trong khu vực Nhà nước phải trừ thời gian người lao động đã nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, chế độ xuất ngũ hoặc phục viên (nếu có).
LUẬT BẮC VIỆT ( BVL LAWFIFM)
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
Liên hệ với Luật sư :
P: 0938188889 - 0913753918
M: ceo@bacvietluat.vn – lawyer.@bacvietluat.vn
|
Bình luận
Bình luận bằng Facebook